Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Bức xạ nền vũ trụ

Bức xạ nền vũ trụ là gì?

Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (hay bức xạ phông nền vũ trụ, bức xạ tàn dư vũ trụ) là bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ (khoảng 400.000 năm sau Vụ Nổ Lớn). Phổ của nó có dạng giống phổ bức xạ của vật đen với đỉnh nằm trong dải bước sóng vi ba (trong khoảng vài milimét đến vài chục xentimét). Hầu hết các nhà vũ trụ học cho rằng bức xạ phông nền vũ trụ cùng với sự dịch chuyển đỏ là những bằng chứng tốt nhất chứng minh cho sự đúng đắn của mô hình Vụ Nổ Lớn của vũ trụ.
Lý thuyết vụ nổ lớn tiên đoán về sự tồn tại của bức xạ phông vi sóng vũ trụ được tạo thành từ các quang tử phát ra từ giai đoạn sinh hạt baryon. Vì vũ trụ thời kỳ sơ khai ở trạng thái cân bằng nhiệt động nên nhiệt độ của bức xạ và plasma bằng nhau cho đến khi plasma tái hợp. Trước khi nguyên tử được hình thành thì bức xạ bị hấp tụ và tái phát xạ đều trong một quá trình gọi là tán xạ Compton: vũ trụ vào giai đoạn sơ khai không trong suốt với ánh sáng. Tuy nhiên, quá trình nhiệt độ của vũ trụ bị giảm đi khi giãn nở làm cho nhiệt độ xuống thấp hơn 3000 K, tại nhiệt độ này thì điện tử và hạt nhân kếp hợp với nhau để tạo ra nguyên tử và các plasma nguyên thủy bị biến thành khí trung hòa. Quá trình này được gọi là quá trình giải phóng quang tử. Một vũ trụ chỉ gồm các nguyên tử trung hòa cho phép bức xạ truyền qua mà không bị cản trở nhiều.
Vì tại các giai đoạn sớm, vũ trụ ở trong trạng thái cân bằng nhiệt động nên bức xạ từ thời điểm này có phổ phân bố giống như phổ phát xạ của một vật đen được truyền một cách tự do cho đến ngày nay sẽ bị dịch chuyển đỏ theo định luật Hubble. Bức xạ đó phải được giống nhau theo mọi hướng trong không gian.
Năm
1964, Arno PenziasRobert Wilson đã phát hiện ra bức xạ phông vũ trụ khi họ tiến hành nghiên cứu một máy thu tín hiệu vi sóng ở phòng thí nghiệm Bell. Khám phá của họ đã khẳng định tiên đoán về bức xạ phông vũ trụ, một bức xạ đẳng hướng và đồng nhất phân bố giống như phổ phát xạ của vật đen có nhiệt độ khoảng 3 K. Penzias và Wilson được trao giải Nobel Vật lý nhờ khám phá này.
Năm
1989, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ đã phóng Vệ tinh Thăm dò Phông Vũ trụ (COBE), các kết quả ban đầu quan sát được rất phù hợp với các tiên đoán của lý thuyết vụ nổ lớn liên quan đến bức xạ phông vũ trụ. COBE đã tìm thấy nhiệt độ dư là 2.726 K và xác định được rằng bức xạ đó là đẳng hướng với độ chính xác 10-5. Vào những năm 1990, tính dị hướng của bức xạ phông vũ trụ được nghiên cứu rất chi tiết bằng rất nhiều các thí nghiệm và kết quả là về mặt hình học, vũ trụ là phẳng.

Bức xạ phông vi sóng vũ trụ
Vào đầu năm 2003 các kết quả từ Vệ tinh Dị hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP) được phóng và đã thu được các giá trị chính xác nhất về các thông số vũ trụ. Vệ tinh này cũng loại bỏ một số mô hình lạm phát vũ trụ đặc biệt nhưng nhìn chung thì các kết quả phù hợp với lý thuyết lạm phát.

vũ trụ giãn nỡ

Ngày 3/10/2006, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý 2006 cho 2 nhà vật lý người Mỹ, John C. Mather (NASA) và George F. Smoot (Univ. California, Berkeley). John C. Mather đã phát hiện ra dạng cơ bản của bức xạ nền microwave vũ trụ (CMB, cosmic microwave background radiation). George F. Smoot phát hiện tính bất đẳng hướng của CMB. Phát hiện này góp phần củng cố lý thuyết Big Bang và đặt nền tảng cho vũ trụ học trở thành một khoa học chính xác.Theo lý thuyết Big Bang, vũ trụ gần khoảng 13.7 tỷ năm tuổi. Vào thời điểm ban đầu, vũ trụ ở trạng thái đồng nhất, rất nóng, mật độ vật chất (photon, electron và các baryon) rất lớn, và giản nở rất nhanh. Khoảng 380.000 năm sau Big Bang, nhiệt độ lúc này là 3000 K photon không còn đủ năng lượng tương tác với các hạt và có thể tự do di chuyển trong không gian. Vũ trụ tiếp tục giãn nở, nguội lạnh và để cho các photon tự do di chuyển. Các dòng photon (bức xạ) này có mặt khắp trong vũ trụ, chúng ta gọi là bức xạ nền microwave vũ trụ và năng lượng hiện nay ghi nhận được tương ứng với 2.7 K.
-Lý thuyết vũ trụ giãn nở được đề xuất do Friedmann (1922) và Lemaître (1927). Khoảng năm 1960, xuất hiện tranh cãi về trạng thái của vũ trụ: vũ trụ đang ở trạng thái tĩnh hay giãn nở theo thuyết Big Bang. Năm 1964, Penzias và Wilson, trong khi cố tìm hiểu nguyên nhân gây nhiễu tín hiệu radio, họ đã phát hiện ra CMB. Với phát hiện này 2 ông đoạt giải Nobel Vật lý 1978. Nhưng trước đó George Gamow, Ralph Alpher, và Robert Hermann đã tiên đoán sự tồn tại của CMB vào năm 1949.Phát hiện CMB năm 1964 đã hoàn toàn củng cố cho lý thuyết Big Bang. Sau đó có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào CMB, và đã hiểu chút ít về bản chất sinh ra từ vật thể đen và tính bất đẳng hướng của CMB. Nhưng các kết quả bị nhiễu nhiều và không được chính xác do hấp thu của khí quyển. Năm 1974, NASA lên kế hoạch phóng vệ tinh COBE lên quỹ đạo trái đất để nghiên cứu về thiên văn và CMB. Với sự cộng tác của hàng ngàn nhà khoa học, kỹ sư; John C. Mather phụ trách về ghi nhận phổ sinh ra từ vật thể đen của CMB, George F. Smoot phụ trách ghi nhận các thay đổi nhỏ của CMB theo các hướng khác nhau. Năm 1989, COBE được phóng lên quỹ đạo.

-Sơ đồ thiết bị trên COBE:
-Sơ đồ ghi nhận phổ CMB và so sánh với phổ bức xạ từ vật thể đen:-Sơ đồ ghi nhận thay đổi nhiệt độ theo các hướng:

Kết quả từ COBE cho thấy: CMB có bản chất như bức xạ xuất phát từ vật thể đen ở nhiệt độ 2, 725 K. Các thăng giáng nhiệt độ theo các hướng khoảng 10^(-5). Các số liệu đã được kiểm chứng từ vệ tinh WMAP phóng sau đó và có độ phân giải cao hơn. Sự khác biệt nhiệt độ theo các hướng, chứng tỏ bức xạ đã tương tác với các vật chất trong vũ trụ, cả vật chất thấy được và vật chất tối. Từ đây đồng thời đặt nền tảng cho vật lý hạt và vũ trụ học nghiên cứu vật chất tối trong vũ trụ.

Thuyết Big Bang

Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kỳ dịmật độ vật chấtnhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.
Ý tưởng trung tâm của lý thuyết này là quá trình vũ trụ đang giãn nở. Nó được minh chứng bằng các thí nghiệm về dịch chuyển đỏ của các thiên hà (định luật Hubble). Điều đó có nghĩa là các thiên hà đang rời xa nhau và cũng có nghĩa là chúng đã từng ở rất gần nhau trong quá khứ và quá khứ xa xưa nhất, cách đây khoảng 13,7 tỷ (13,7 × 109) năm, là một điểm kỳ dị. Từ "vụ nổ lớn" được sử dụng trong một nghĩa hẹp, đó là một thời điểm trong thời gian khi sự mở rộng của vũ trụ bắt đầu xuất hiện, và theo nghĩa rộng, đó là quá trình tiến hóa, giải thích nguồn gốcsự phát triển của vũ trụ
Cơ sở lí thuyết:
Lý thuyết Vụ Nổ Lớn ngày nay dựa trên ba giả thuyết sau:
Tính phổ quát của các
định luật vật lý
Nguyên lý vũ trụ học
Nguyên lý Copernic
Ban đầu, các giải thuyết trên chỉ được thừa nhận nhưng ngày nay có rất nhiều thực nghiệm kiểm tra tính đúng đắn của chúng. Tính phổ quát của các định luật vật lý được chứng minh là đúng đắn vì các sai số lớn nhất về
hằng số cấu trúc tinh tế trong một khoảng thời gian bằng tuổi của vũ trụ chỉ cỡ khoảng 10-5. Tính dị hướng của vũ trụ xác định nguyên lý vũ trụ và được kiểm nghiệm với độ chính xác 10-5 và vũ trụ được xác định là đồng nhất trên quy mô lớn với độ sai số khoảng 10%. Hiện nay người ta vẫn đang trong quá trình kiểm tra nguyên lý Copernic bằng cách nghiên cứu tương tác giữa các đám thiên hà bằng CMB thông qua hiệu ứng Sunyaev-Zeldovich với độ chính xác 1%.
Lý thuyết Vụ Nổ Lớn sử dụng
giả thuyết Weyl để đo thời gian tại bất kỳ thời điểm nào sau kỷ nguyên Planck. Các phép đo này dựa trên các tọa độ quy chiếu trong đó khoảng cách quy chiếuthời gian quy chiếu đã loại bỏ sự giãn nở của vũ trụ trên quan điểm của các phép đo không-thời gian. Khoảng cách quy chiếu và thời gian quy chiếu được định nghĩa sao cho các vật thể chuyển động trong các vũ trụ giãn nở khác nhau có cùng một khoảng cách và các chân trời hạt hay các giới hạn quan sát (của một vũ trụ nào đó) được xác định bởi thời gian quy chiếu.
Vì vũ trụ có thể được mô tả bởi các tọa độ như vậy, vụ nổ lớn không phải là một vụ nổ trong đó vật chất được phóng ra và lấp đầy một vũ trụ trống rỗng; cái đang giãn nở chính là không-thời gian. Đó chính là sự giãn nở làm cho khoảng cách vật lý giữa hai điểm cố định trong vũ trụ của chúng ta tăng lên. Các vật thể liên kết với nhau (ví dụ bị liên kết bởi
lực hấp dẫn) thì không giãn nở cùng không-thời gian vì các định luật vật lý điều khiển chúng được giả thiết là đồng nhất và độc lập với các giãn nở metric. Hơn nữa, sự giãn nở của vũ trụ tại nấc thang cục bộ ngày nay quá nhỏ nên nếu có sự phụ thuộc nào của các định luật vật lý vào sự giãn nở thì sự phụ thuộc đó cũng rất nhỏ làm cho các máy đo không thể xác định được.

sự tích ngưu lang chức nữ...!

Ngày xưa Ngưu Lang Chức Nữ sống bên nhau không xa một giờ. Ngày xưa nay Ngưu Lang Chức Nữ sống yêu thương đố ai có ngờ. Tình yêu trao nhau gắn bó khiến cho ai thấy việc chẳng lo Trơì xanh không thương hai mình nên bắt đầy chia cách đôi bờ. Đầu sông cuối sông Ngân Hà, khổ thương nhớ nhau trông chờ. Tình nên thơ thành bơ vơ xa cách mịt mờ. Tuỉ thân chữ yêu không thành cả đôi khóc than duyên tình Mà taị sao nhịp khổ đau không thấu trời già? Ngày nay đôi ta đắm đuối sống bên nhau yêu đương vơì vơị Dù cho say mê sớm tốí vẫn khuyên nhau gắn trọn kiếp người. Tình yêu cao hơn thác núi cũng bao la khác nào biển khơị Mà sao hôm nay ông trời chia rẽ mình xa cách muôn đời.

Thiên hà..!

Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
vật chất tối lý thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, tình trạng của những thành phần không nhìn thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những hố đen khối lượng siêu lớn
có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà.
Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loãng với mật độ trung bình chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ (1011) thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ có thể quan sát được của chúng ta.
-các kiểu thiên hà:
Có ba kiểu thiên hà chính: elíp, xoắn ốc, và không đều. Một cách miêu tả các kiểu thiên hà khác hơi rộng hơn dựa trên hình dáng bên ngoài của chúng là dãy Hubble. Bởi vì dãy Hubble hoàn toàn dựa trên hình thức nhìn thấy bên ngoài, nó có thể thiếu một số đặc điểm quan trọng của thiên hà như tỷ lệ hình thành sao (trong các starburst galaxy) hay hoạt động tại lõi (trong các thiên hà hoạt động).
Thiên hà của chúng ta,
Ngân hà, thỉnh thoảng được gọi đơn giản là Thiên hà (viết hoa), là một thiên hà xoắn ốc có vạch kẻ hình đĩa 30 kiloparsecs hay đường kính khoảng một trăm nghìn năm ánh sáng và dày hàng nghìn năm ánh sáng. Nó chứa khoảng 3×1011 (ba trăm tỷ) ngôi sao và có tổng khối lượng khoảng 6×1011 (sáu trăm tỷ) lần Hệ mặt trời.
Trong các thiên hà xoắn ốc, những cánh tay xoắn có hình gần
xoắn ốc loga, một mô hình về lý thuyết có thể là kết quả của một sự nhiễu loạn của một khối lượng các ngôi sao lớn không có cùng vận tốc quay. Giống như các ngôi sao, các cánh tay xoắn cũng quay quanh tâm, nhưng chúng quay với tốc độ góc không đổi. Điều này có nghĩa các ngôi sao đi vào và đi ra khỏi các cánh tay xoắn ốc. Các cánh tay xoắn được cho là những vùng có mật độ cao hay là vùng của các sóng mật độ. Khi các ngôi sao đi vào một cánh tay, chúng chậm lại, vì thế tạo ra mật độ lớn hơn; nó tương tự như một làn "sóng" chậm lại di chuyển dọc theo một con đường cao tốc đầy những xe đang chuyển động. Các cánh tay có thể quan sát được bởi mật độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sao và vì thế chúng cũng là nơi chứa nhiều ngôi sao sáng và sao trẻ.
Dù đa số thiên hà hiện biết là các thiên hà elíp hay thiên hà xoắn ốc, đa số các thiên hà trong vũ trụ có lẽ là các
thiên hà lùn. Những thiên hà tí hon này nhỏ hơn khoảng một trăm lần so với Ngân hà, chứa chỉ vài triệu ngôi sao. Nhiều thiên hà lùn có thể quay quanh một thiên hà lớn duy nhất; Ngân hà có ít nhất một tá vệ tinh như vậy. Các thiên hà lùn cũng có thể được xếp hạng là elíp, xoắn ốc hay không đều. Bởi vì các thiên hà elíp lùn ít giống với những thiên hà elíp lớn, chúng thường được gọi là thiên hà hình cầu lùn.

sao lun` ...!

Sao lùn là một ngôi sao nhỏ trong vũ trụ. Sao lùn được xem là một "xác chết" trong quá trình tiến hóa của một ngôi sao cỡ nhỏ (như Mặt trời). Có nhiều loại sao lùn, tùy thuộc vào độ phát sáng, quá trình phản ứng nhiệt hạch, khối lượng vật chất trong một đơn vị thể tích...
có các loại sao lùn ;sao lùn trắng, sao lùn nâu, sao lùn đỏ.

Sự tiến hóa của sao..!

Các giai đoạn của sao là quá trình biến đổi một chiều các đặc tính lí học và thành phần hóa học của ngôi sao. Các kiến thức về quá trình phát triển sao được xây dựng trên cơ sở so sánh các đặc tính được quan sát của sao trong các giai đoạn phát triển khác nhau, và nhờ các tính toán về mặt lí thuyết đối với các mô hình sao, cách nhau tuần tự về thời gian. Nguyên nhân chính thúc đẩy các thay đổi tính chất của sao là các phản ứng hạt nhân tại các vùng bên trong của sao, diễn ra dưới tác động của quá trình co hấp dẫnnhiệt độ cao tại trung tâm sao. Trong các quá trình này, thành phần hóa học và cấu trúc sao thay đổi, đi cùng với sự thay đổi cường độ sáng, đường kính và nhiệt độ bề mặt của sao, nói khác đi, đó là các đặc tính quan sát được của sao. Khi đó, các sao thay đổi vị trí của mình trên biểu đồ Hertzsprung-Russell. Việc nghiên cứu sự phân bố các sao trên biểu đồ này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận biết quá trình phát triển các sao và các tập hợp sao.
Gồm các GD sau:
-GD Ngôi sao không bất biến.
-GD Giai đoạn hình thành.
-GD Phát triển tiền sao.
-GD Phát triển trên dãy chính.
-GD Giai đoạn sao khổng lồ đỏ.
-GD Các giai đoạn kết thúc.